Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG


CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG

CẢM LẠNH LÀ MỘT MỘT BỆNH RẤT THÔNG THƯỜNG. NHƯNG NGOẠI TRỪ MỘT SỐ DẤU CHỈ QUEN THUỘC NHƯ SỔ MÙI, TỊT MŨI, NHỨC ĐẦU, NGƯỜI GAI GAI SỐT, KHÓ CHỊU AI CŨNG BIẾT, CẢM LẠNH THƯỜNG KHIẾN CHO NHIỀU CƠ PHẬN KHÁC BỊ SUY YẾU VÀ GÂY RA MỘT SỐ BỆNH, MÀ CÁC BÁC SĨ TÂY Y VÀ CẢ ĐÔNG Y CŨNG KHÔNG KHÁM RA, KHÔNG BIẾT LÝ DO TẠI SAO, VÌ KHÔNG CÓ CÁC VẾT NỘI THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÓ VI KHUẨN VÀ KHÔNG CÓ CƠ PHẬN NÀO BỊ HƯ HỎNG. TUY KHÔNG BIẾT LÀ BỆNH GÌ NHƯNG CÁC BÁC SĨ VẪN CHO THUỐC, THƯỜNG LÀ THUỐC GIẢM ĐAU, CÀNG UỐNG CÀNG KHÔNG KHỎI, LÂU NGÀY BỊ MẤT TRÍ NHỚ, LOÉT BAO TỬ, HƯ THẬN VÀ KHIẾN CHO HỆ THỐNG THẦN KINH BỊ TÊ LIỆT. CẢM LẠNH THƯỜNG GÂY ĐAU NHỨC TỨ CHI MÌNH MẨY ĐẾN TÊ BẠI KHÔNG CỬ ĐỘNG ĐƯỢC, NÊN CÓ BÁC SĨ CHO LÀ HỆ THẦN KINH BỊ HƯ VÀ ĐỂ NGHỊ GIẢI PHẪU...

I. Lý do

1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas... ), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra
Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:

1) Sổ mũi, tịt mũi
2) Nhức đầu, nặng đầu
3) Ho
4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnhhơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
5) Bần thần, mỏi mệt trong người 

Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.
1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
3) Đổ mồ hôi ban đêm
4) Đầy bụng, khó tiêu
5) Nhất là đau và nhức mỏi trong ngườiđặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần .v.v....
Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
10) Đau bụng lâm râm
11) Tiêu chảy
12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan,
13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc)
15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng một mỏi.
Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da không trắng và hồng hào, nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.
Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ dông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).
III. Cách chữa

Có nhiều cách chữa
Bình thường có thể cạo gió.
1) Cách cạo:
Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạokhắp nơi trên người
Cạocổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
tái lập thế quân bình cho cơ thể
dầu nóng tăng khí dương,
đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.
Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
4) Cách pha long não với dầu ô liu:

100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.
Xông với nước lá

nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu vv...
trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ)
xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
Đánh cảm bằng cám rang
lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
bỏ vào miếng vải túm lại
rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
vuốt khắp nơi trong ngườiđầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
Đánh cảm bằng gừng

100 gr gừng giã dập
túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trướcmặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sauđầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)

luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.

1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:

1) Ai có thân nhân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm vừa dùng để cạo gió rất tốt)
2) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi sét có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
Silver Rounds Medaillon ** 999 Pure Silver One Ounce 34.50 US$
htttp://www.goldmastersusa.com/silver coins.asp
6. Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).

Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.
IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
2. Đầu đội mũ, trùm khăn
3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.
Trong các năm qua tôi đã từng chữa bệnh cho hằng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc, mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc, giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan.
Roma 9-1-2011
LM Giuse Hoàng Minh Thắng Roma

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012


4 cốc nước mỗi ngày giúp ngăn bệnh tiểu đường

18/05/2012 | 18:34:00
EMAILPRINTCỠ CHỮ A A A

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tạp chí Diabetes Care của Mỹ mới đây đưa tin, uống 4 cốc nước mỗi ngày (227g/cốc) có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chỉ uống không đến 2 cốc nước, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Bichat tại Paris đã tiến hành điều tra 3615 người trong vòng 9 năm. Cứ 3 năm một lần họ lại kiểm tra sức khỏe những người này một lần. Việc kiểm tra bao gồm tình hình uống nước, rượu nho, bia, rượu táo và các đồ uống ngọt khác hàng ngày. Sau đó họ tiến hành xét nghiệm đường máu.

Khi bắt đầu cuộc điều tra này, những người tham gia thí nghiệm có mức độ đường huyết bình thường, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu họ đã phát hiện có khoảng 565 trường hợp có tình trạng lượng đường trong máu cao. Kết quả cho thấy, những người uống nhiều hơn 964g nước mỗi ngày có 21% nguy cơ mắc bệnh đường máu cao, so với những người chỉ uống không đến 454g nước mỗi ngày.

Đứng đầu nghiên cứu này, tiến sỹ Ronan Russell cho biết, họ cũng xem xét đến các nhân tố khác có nguy cơ gây bệnh đường máu cao như giới tính, độ tuổi, tình trạng vận động, bia rượu, nước ngọt và rượu vang…Tuy chưa có bằng chứng về việc uống ít nước có liên quan đến bệnh đường máu cao, nhưng nghiên cứu này đã phát hiện chính xác rằng, uống nhiều nước sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trên.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, không nên dùng các loại nước ngọt thay cho loại nước uống thông thường. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra những người có lượng đường trong máu cao cũng cần hạn chế uống rượu./.

Thùy Linh (Vietnam+)

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

TOA THUỐC DƯỠNG SINH CHO CẢ THỂ XÁC LẪN TINH THẦN


TOA THUỐC DƯỠNG SINH CHO CẢ THỂ XÁC LẪN TINH THẦN


I. Sức khỏe

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa“Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.

II. Bí quyết trường thọ

1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.

III. Phòng ngừa bệnh tật

1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hànhchống ung thư; Một quả cà chuachống tăng huyết áp; Một lát gừngchống viêm nhiễm; Một củ khoai tâychống sơ vữa động mạch; Một trái chuốilàm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo; Một quả trứng hay ít thịt nạcchống suy dinh dưỡng

Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngàygiải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một: Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai TíMột tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba QuênQuên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn CóCó nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải:
Phải vận động
Phải biết cười
Phải lịch sự hòa nhã
Phải biết nói chuyện và
Phải coi mình là người bình thường..


VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân

1. Ít nói năng để dưỡng: Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng: Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng: Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng: Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng: Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng: Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng: Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng: Thần Khí.
VII. Hãy dành thì giờ

1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sức mạnh.
2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng.
3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
4. Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già.
5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Ưu tiên TẠO HÓA ban.
6. Hãy dành thì giờ để cho đi: Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
7. Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết.
8. Hãy dành thì giờ để thân thiện: Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
9. Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá của thành công.
10.Hãy dành thì giờ cho bác ái: Đó là chìa khóa cửa TỪ BI.

LÁ LỐT CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh:
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chânLá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệngLá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm:Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa phù thũng do thậnLá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Đau bụng do lạnhLá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa đầu gối sưng đauLá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
( Theo BS Nguyễn Huyền- Sức khỏe và đời sống )

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ PHẬT GIÁO


Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ PHẬT GIÁO





http://suoinguontinhthuong.vn/UserFiles/image/cophatgiao.gif


I. NGUỒN GỐC: Người phát họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ. 
Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo. 
Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ. 
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới. 
Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ. 
Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. 
Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ. 
Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. 
Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ." 
Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới. 
Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam
Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi. 

II. Ý NGHĨA CỦA LÀ CỜ PHẬT GIÁO

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật . 
Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc. 
Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. 
Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là : 
1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt . 
2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ. 
3.- Đỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh . 
4.- Trắng : Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành. 
5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh. 
6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới. 

II. KẾT LUẬN:
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới . 

Ghi chú :
(1) 26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên. Minh Đức