Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Phương pháp chữa bịnh ung thư



Chúng tôi đã gặp trực tiếp các vị được hồi phục từ các bịnh ung thư để ghi chép lại những kinh nghiệm chia sẻ và phương cách trị bịnh, hầu phổ truyền để cứu giúp các bịnh nhân đang lâm bịnh.
Phương pháp gồm 4 yếu tố như sau:
Thứ nhất:
Là NIỀM TIN,CẦU NGUYỆN,  thành kính, thiết tha tin tưởng đến Phật, Bồ Tát, các bịnh nhân thường thành tâm niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" hoặc "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát". Đồng thời hướng tâm Quy Y Phật, Pháp, Tăng, cầu xin tha lực, Phật lực cứu độ. Thường niệm liên tục bất cứ lúc nào trong ngàỵ.
Quý vị có thể đọc theo Bài Khấn Nguyện. Nếu khác Tôn Giáo, các vị có thể niệm tên vị tối thượng trong Tôn Giáo của mình.
Một số bịnh nhân đã thành tâm trì tụng CHÚ ĐẠI BI  (PDF file) mỗi ngày và đã chứng nghiệm được sự linh ứng. Nếu quý vị muốn tìm phương pháp hành trì, xin xem bên trang "Phật Học, Tu Học"
Thứ nhì:
TÌNH THƯƠNG YÊU, TÂM TỪ, các bịnh nhân cảm nhận được tình thương yêu là một nhân tố rất quan trọng giúp họ trong việc điều trị và bình phục. Họ đã cảm nhận được tình thương yêu từ tâm linh, từ sự hiện hữu, chia sẻ, giúp đỡ của những người thân, bạn hữu.....
Thứ ba:
 DINH DƯỠNG, cơm gạo lức với muối mè, cộng với các món luộc, rau tươi. Tránh thịt, cá, đồ ăn dầu mỡ, cay. Đa số các bịnh nhân đều ăn chay. Có nhiều người nghĩ rằng ăn chay sợ không đủ chất bổ, không đủ sức chống lại bịnh, nhưng thực tế không phải như vậy, một điển hình là bác Châu Phố, hiện đang cư ngụ tại Quận Cam, bác đã ăn chay trường khoảng 15 năm nay, từ lúc bác bắt đầu chữa trị bịnh ung Thư Phổi vào thời kỳ cuối mà các Bác Sĩ đã lắc đầu bó tay, đến nay bác rất khỏe mạnh và yêu đời. Món ăn chính của bác là gạo lức muối mè.
Quý vị có thể tham khảo chi tiết về phương pháp ăn dưỡng sinh chữa bịnh bằng gạo lức muối mè tại trang web: http://chualonghuongtthai.com.vn/Home.html   ở mục "Dưỡng Sinh"
Bác Châu Phố cũng là một tấm gương về niềm tin, tình thương giúp người và đời sống tâm linh, sau khi lành bịnh bác đã chia sẻ và đã giúp rất nhiều bịnh nhân ung thư khác. Cũng nhân đây xin cám ơn bác đã chia sẻ và cung cấp những bài vở, tài liệu trong trang nhà nàỵ
THUỐC LÀM TỪ CÂY LÔ HỘI (ALOE VERA). Các bịnh nhân đã uống đều đặn mỗi ngày.
THUỐC LÀM TỪ CÂY BÁN CHỈ LIÊN: (PDF file) Quý vị hãy in ra và theo toa mà uống
THUỐC "CÂU KỶ TỬ" TRỊ UNG THƯ,
Thứ tư:
TẬP LUYỆN, Dịch Cân Kinh, một phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư, giúp thân thể, khí huyết điều hòa, tăng cường sức lực, giúp tâm được ổn định, tăng trưởng định lực. Ở phần "Tài liệu chữa bịnh" sẽ có đính kèm bản Dịch Cân Kinh để quý vị có thể in ra và  tập luyện.
Chúng tôi đã trực tiếp gặp gỡ các bịnh nhân thực hành theo phương pháp trên, họ đã chiến thắng và thoát khỏi hiểm bịnh. Theo kinh nghiệm cho thấy, tất cả lệ thuộc vào Niềm Tin, ý chí thực hànhDuyên Nghiệp của mỗi người.
"Thân người khó đặng, Phật Pháp khó gặp". Xin cầu nguyện cho bất cứ ai đang mang bịnh, đều được khỏi bịnh, được cơ hội tu học, và cho mọi chúng sanh được thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi ./.
www.QuanTheAmBoTat.com
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào 

Tôi quyết định viết về chuyện ung thư ngực (breast cancer) của tôi với hy vọng rằng nó có thể là lợi ích cho quý đọc giả là tôi hạnh phúc lắm rồi. Đó là một kinh nghiệm thâm thúy của bản thân vì nó giúp tôi chính thức chuyển đổi hướng đi của tôi trong cuộc sống và Phật pháp đã đóng một vai trò quan trọng dẫn dắt tôi trong hướng đi mới này. 

Lần đầu tiên tôi phát hiện mình có một khối u ở bên ngực trái vào đầu tháng 7 năm 1990. Cuộc khám nghiệm cho thấy đó là loại ác tính. Tôi đau khổ vô cùng vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư, vả lại gia đình tôi không có tiền sử về căn bệnh nan y này và tôi chỉ ở cái tuổi bốn mươi hai. Lúc đó, tôi chợt nhớ đến một bài báo đã đọc trên tờ MANDALA (báo của hội Phật Giáo Tây Tạng, ấn hành ở Hoa Kỳ bằng tiếng Anh từ năm 1975) nói về một phụ nữ mang bệnh ung thư, được Lạt Ma Zopa dạy rằng đó là dịp tốt để làm lợi ích cho người khác vì căn bệnh của mình. Nhờ đó mà tôi được an ủi và cảm thấy rằng mình cũng như một người có ích cho kẻ khác. Tôi có một cảm giác tràn ngập với những tội lỗi và tin rằng bằng một lý do một nào đó mà có lẽ tôi đã phải chịu một hình phạt ở ngày hôm nay vì những hành vi bất thiện vốn từng gây trong quá khứ. 

Tôi có một cuộc phẫu thuật vào ngày 4 tháng 7. Năm tuần sau tôi trở về nhà và đi làm bốn ngày trong một tuần, đó là một công việc căng thẳng của một chuyên viên liệu pháp gia đình tại một Trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng. Một tháng sau chồng tôi lại mổ ruột thừa và sau một tháng thì anh ta bị liệt. Tất cả những căng thẳng ấy đã vây lấy tôi. Đó là không kể đến làm một bà mẹ và ba đứa con ở tuổi thiếu niên. Năm kế đó, tôi vừa đi làm một tuần năm ngày và vừa đi học để lấy bằng Cao học. 

Ngày 25 tháng 5 năm 1992, lần đi khám thường lệ ở bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật cho hay lá gan có nguy cơ lớn hơn trước và rồi chiếu X-quang lại khám phá ra ngực thứ hai cũng bị ung thư. Tôi rất giận dữ và gần như tuyệt vọng. Tất cả những đau đớn đã ập đến và tôi lại bệnh nặng thêm. Tôi bị căng thẳng ở nơi làm việc, không có hạnh phúc trong gia đình, tôi đã đầu hàng và cứ để bệnh ung thư này nghiền nát tôi. 

Rồi vào một buổi chiều, tôi viết cho Thượng tọa Zopa (ngài đang ở Hoa Kỳ) một lá thư với nội dung đầy tuyệt vọng. Sau ngày đó tôi có một nội tâm rất mãnh liệt và biết là việc làm đó đúng như mong đợi của tôi, một tuần sau tôi nhận được thư hồi âm từ ông ta. Ngài Zopa có lời an ủi tôi, chỉ dạy tôi những phương pháp tập Thiền cần thiết và ngài cũng nhắc lại rằng tôi đang có cơ hội tốt để có lợi ích cho người khác. 

Thầy của tôi là Thượng tọa Khensur Rinpoche ở Adelaide (Úc), cũng dạy cho tôi một số phương pháp đặc biệt trong việc sử dụng y học Phật Giáo. Ngài cũng nhắc nhở tôi phải cẩn thận trong việc ăn uống, tập Thiền, niệm hơi thở hàng ngày. Ngài cũng khuyên tôi đừng quá bi quan và buồn rầu mà hãy nghĩ rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp và tôi sẽ sớm bình phục. 

Tôi nghỉ làm việc ở Trung tâm liệu pháp và nhận ra rằng điều đó làm cho tôi khó chịu vì cá tính nghề nghiệp đã buộc chặt tôi trong nhiều năm qua. Vào tháng 12 năm 1992 tôi nhận thấy rằng nếu tôi hết bệnh ung thư và khỏe mạnh bình thường thì có lẽ tôi đã chấm dứt cuộc hôn nhân hai mươi bốn năm của mình rồi. Đây là một vấn đề bế tắc, một quyết định đau khổ và cũng là nguyên nhân làm cho cha mẹ tôi phải đau buồn. 

Cũng trong thời gian đó, tôi theo học một chương trình nội trú ở trung tâm Gawler gần bang Melbourne. Anh Ian Gawler là sáng lập viên của trung tâm, một người tự khôi phục lại từ bên lề của cái chết vì bệnh ung thư xương (bone cancer) trong mười bảy năm trước khi nhờ phương pháp Thiền và ăn chay theo Đạo Phật. Trung tâm đã cống hiến một cơ hội ngàn vàng cho những người bệnh ung thư đến để chỉnh đốn cuộc sống của mình và bắt đầu thay đổi thói quen của lối sống theo "động cơ" trong quá khứ, học và hành Thiền niệm hơi thở, dùng những thức ăn bổ, khỏe và cố nhiên là thức ăn dành cho người bệnh. 

Ở nơi đó, tôi nhận ra rằng tôi có được thuận lợi và tiến bộ đáng kể trong công việc chữa lành bệnh. Tôi thấy mình trở nên trầm lặng hơn, dễ chịu hơn, và chấm dứt những thói quen theo động cơ và tạo ra những khả năng thực sự để tự chữa bệnh cho mình. 

Tôi trở về nhà và vẫn tiếp tục hành Thiền nhiều hơn nữa, từ một cho đến hai giờ mỗi ngày theo phương pháp thở, uống vitamin và nhiều loại thuốc bổ tổng hợp khác. Chồng tôi và tôi đã có sự giúp đỡ lẫn nhau thay vì sống ly thân. Tôi cũng có đi châm cứu và đến phòng tập thể dục ba lần trong mỗi tuần. 

Đến đầu tháng 7 năm 1993, tôi đi siêu âm và kết quả cho thấy không có sự bất thường trong gan của tôi nữa, các khối u cũng đều biến mất. Tôi sung sướng như đã vứt bỏ một gánh nặng. Tôi liền tổ chức một bữa tiệc ăn mừng để cám ơn quý Thầy, quý bạn bè và gia đình đã an ủi và giúp đỡ tôi trong lúc bệnh. Thượng tọa Khensue Rinpoche đã nói với tôi thật là một điều kỳ diệu rằng tôi đã khỏi bệnh, một căn bệnh trầm trọng nhưng chỉ đối trị với những phương pháp đơn giản. Tôi cảm ơn ngài về sự chỉ dạy của ngài cũng như những người bạn đạo khác. Sau đó chúng tôi đi bách bộ ra ngoài, tôi nhìn thấy một cầu vòng sáng choang ở phía trước chúng tôi. Tôi đã nhận ra rằng cuộc hành trình của tôi chỉ nới bắt đầu. 

Đạo Phật đã giúp tôi chữa bệnh bằng cách nào ? 

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các vị Thầy đạo hạnh của tôi, cũng như các phương pháp Thiền của Phật pháp một cách tuyệt đối. Tôi tin rằng căn bệnh này là sự chín muồi của nghiệp có liên quan từ đời sống quá khứ và tôi chỉ nhìn nó như một sự thanh lọc hoàn toàn. Tôi cũng cho rằng đây cũng là một dịp may để loại bỏ chu kỳ của nghiệp vì nếu không thì nó sẽ được lập đi lập lại bằng chính nó. Một cách kỳ lạ, tôi cảm thấy bệnh ung thư của tôi lại làm cho tôi khỏe hơn lên. 

Áp dụng y học Phật Giáo để chữa bệnh, trong đó vấn đề nhịn ăn, kiêng ăn và tập thở là những điều quan trọng hàng đầu đối với tôi. Tôi quán chiếu một tia sáng theo phương pháp thiền Kim cang để gột rửa đi những tế bào ung thư ở bên cửa miệng của tử thần, rồi tôi thấy mật hoa màu vàng phủ trùm cả cơ thể tôi, và như thế mà lá gan của tôi đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên phải mất một vài tháng trước khi tôi có thể những khối u trong tôi bị tẩy sạch. 

Một phép quán khác quan trọng nữa là nhìn thấy ai đó đang bị đau đớn, hít vào một hơi thật sâu để xua tan đi những u tối trong tâm hồn và làm rộ ra viên kim cương, cái chính thực của mình. Và rồi thở ra với một luồng ánh sáng trắng từ viên kim cương ấy để đem vào cái mát mẻ và an lạc từ những nỗi đau đớn. Tôi cũng nguyện cầu cho tất cả mọi người bị vướng phải căn bệnh này sớm biết được phương pháp thiền quán này để họ bớt khổ đau. 

Tôi có một niềm vui nhất định khi tập thiền. Qua giáo lý và thiền, tôi nhìn thấy rõ cách tồn tại hoàn toàn của tôi được quyết định bởi sự tỉnh thức và sự tự giữ lấy mình. Tôi bắt đầu thấy rõ mình lúc thức, lúc ngủ, cũng như lúc thoải mái hay lúc bực mình. Tôi bắt đầu nắm bắt được sự thật là nếu tôi khỏe lên thì có lẽ tôi lại phóng túng, phá vỡ mọi trật tự những cái sẽ đưa đến sự hoàn thiện, sự hạnh phúc. Thật khó cho chúng ta đạt được như ý trong khi vẫn cứ chạy theo cái lề thói cũ của mình. Điều đó đã liên quan đến cả cuộc sống lẫn trong mọi sinh hoạt hàng ngày của tôi. Chẳng hạn như việc sử dụng đồ đạc, trong tiếp xúc, những cái mà tôi không thích thì nay được thay đổi, bước đi với những bước chân thanh thản, nhẹ nhàng thay vì chạy rầm rầm... cũng như những việc lớn giống như tình trạng hôn nhân thoải mái nhưng không hạnh phúc nơi mà tôi đã dần dần bị xói mòn bởi sự giận dữ và xung đột. 

Thật là điên cuồng để chạy theo những cái mỏng manh và huyền ảo của lợi danh và vật chất, để rồi lúc đối đầu với cái chết, chúng ta mới nhận ra rằng mình cũng giống như bao người khác, chỉ là sự sợ hãi, thất vọng và "ra đi" với hai bàn tay trắng trong nỗi niềm luyến tiếc những người mình thương, với những gì mình sở hữu. Tại sao chúng ta không biết chuẩn bị cho mình một cái gì đó cho ngày ấy? là một người bằng xương bằng thịt, tôi đã tuyệt vọng khi đối đầu với cái chết để trở nên một người biết thức tỉnh và biết lo tu học. Tôi rất mong quý đọc giả không giống như tình trạng của tôi. 

Thế thì tương lai của tôi sẽ ra sao? Tôi cho rằng đang chờ xem thử những gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi dám chắc là căn bệnh ung thư kia đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ "phương thuốc" Thiền thần diệu của Đạo Phật. 

Hiện nay tôi đang bận rộn viết cho xong cuốn sách về phương pháp Thiền trị bệnh của Phật Giáo, nhưng tôi muốn nghe ý kiến cũng như muốn đối thoại với bất cứ những ai thắc mắc và quan tâm đến vấn đề này. Hoặc gởi thư cho tôi qua địa chỉ : Sue Taylor, P.O.Box 578 , Kingscote, SA 5223, Australia. Tel: 08.8559 3260.

Theo MANDALA Journal, 10/ 09/1993
Tu viện Quảng Đức

www.QuanTheAmBoTat.com
MỘT NỮ KHOA HỌC GIA ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH BỊNH UNG THƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN ĂN UỐNG

Trần Anh Kiệt sưu tầm

Lời Giới Thiệu:Nữ Giáo sư Jane Plant là một khoa học gia nổi tiếng của Anh Quốc. Bà bị bịnh ung thư nhũ hoa từ năm 1987. Thông thường thì một bịnh nhân ung thư khó mà sống sót được khi bịnh đã tái phát đến lần thứ hai. Tuy nhiên nhờ kiến thức khoa học sẵn có cũng như với sự điều trị và chăm sóc nhiệt tình của các bác sĩ chuyên khoa thượng thặng, bà đã kéo dài được mạng sống. Dầu vậy bịnh của bà đã tái phát đến năm lần, rồi cuối cùng đã lan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Trước tình trạng nguy ngập đó, bà vẫn không chịu bó tay chờ chết mà cương quyết tự chữa bằng cách ăn uống có phương pháp. Cuối cùng bà đã lành bịnh. Bà đã cho xuất bản quyển sách Your Life in Your Hands (Mạng sống trong tay của bạn) dể kể lại những kinh nghiệm cá nhân mà bà đã trải qua để quảng bá cho tất cả mọi người. Nhận thấy đây là một tài liệu rất hữu ích nên chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý vị độc giả tham khảo.

 

" Sau khi bịnh ung thư nhũ hoa của tôi tái phát đến lần thứ năm, tôi nghĩ tôi sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải chết hoặc cố gắng tìm một phương pháp khác để tự chữa cho mình. Tôi là một khoa học gia, dĩ nhiên tôi đã biết chứng bịnh quái ác này hiện nay đã cướp mất mạng sống của một trong số 12 người phụ nữ tại Anh Quốc và Úc Đại Lợi. Tôi đã cam lòng chịu giải phẫu mất đi hết một cái vú và đã được chữa trị bằng quang tuyến liệu pháp. Tôi cũng đang được trị liệu bằng chemotherapy và được chăm sóc bởi những y sĩ chuyên khoa tài giỏi. Nhưng cuối cùng tôi cũng chắc chắn sẽ phải chết mà thôi.

Tôi đã có chồng, sở hữu một ngôi nhà xinh đẹp và có hai đứa con ngoan ngoản dễ thương mà tôi rất yêu quý. Tôi mong muốn được sống còn. May thay niềm khao khát mãnh liệt đó đã giúp tôi có thêm nghị lực khám phá được rất nhiều sự kiện mới mẻ mà hiện thời một số khoa học gia khác cũng đã có cùng chung một số hiểu biết như tôi. 

Những người có liên hệ đến bịnh ung thư nhũ hoa hẵn đều biết những trường hợp nguy hiểm khác cũng sẽ xảy ra cho chính bản thân người bịnh. Đó là sự già nua đến sớm; sắc đẹp chóng tàn; tuổi tắt kinh đến muộn vân vân, tất cả đều ở ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tôi, những trường hợp nguy hiểm vừa kể có thể khống chế dễ dàng. Đó là chúng ta phải có nghị lực cương quyết thay đổi hoàn toàn một vài nếp sống mà nhất là thói quen ăn uống hàng ngày. Điều mà tôi muốn khẳng định cùng quý vị là bịnh ung thư nhũ hoa có thể chữa được vì chính tôi là một bịnh nhân đã sống còn qua cơn nguy hiểm và sẽ kể cho quý vị biết nhũng kinh nghiệm hữu ích đó.

Khi tôi bắt đầu bị bịnh và đang điều trị bằng chemotherapy thì chồng tôi là Peter, cũng là một khoa học gia, làm việc tại Trung Quốc đã trở về. Anh có mang về một số tài liệu và một số thuốc nhét (suppositories) bằng thảo dược, nghe nói là hay lắm. Chồng tôi mô tả đây là loại thuốc trị bịnh ung thư nhũ hoa đại tài tại Trung Quốc. Mặc dầu bịnh tình của tôi lúc bấy giờ thật là đáng ngại, nhưng cả hai chúng tôi không khỏi phì cười. Tôi bảo nếu quả thật đây là một loại thuốc công hiệu thì chắc tại Trung Hoa rất hiếm thấy phụ nữ bị bịnh ung thư nhũ hoa lắm. Mà thật vậy! Theo thống kê của các nhà khoa học thì tại khắp lãnh thổ Trung Quốc hiếm thấy phụ nữ mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Trung bình thì cứ mười ngàn phụ nữ mới có một người mắc phải chứng bịnh quái ác này. 

Trong khi ở Hoa Kỳ và các nước Tây Phương thì trung bình cứ 12 phụ nữ lại có một người mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Sự kiện không phải vì dân chúng Trung Hoa sinh sống trong vùng nông thôn nhiều hơn nên không bị nạn ô nhiễm môi trường các loại như dân chúng trong thành phố. Bằng chứng tại Hồng Kông, một đô thị có mật độ dân cư đông đảo và cũng học đòi theo nếp sống Tây phương, nhưng cứ mười ngàn phụ nữ mới có 34 người chết vì bịnh ung thư nhũ hoa. Tỷ số này vẫn còn thắng xa Hoa Kỳ và các nước Tây Phương nhiều lắm. 

Dân chúng Nhật Bản tại hai thành phố Hiroshima và Nagazaki cũng có tử suất tương tợ. Vì hai thành phố này bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do Hoa Kỳ ném xuống từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Liên quan đến dân cư trong thành phố mắc bịnh ung thư cao, người ta cũng quan tâm đến sự quan hệ giữa phóng xạ tuyến nguyên tử và mầm móng gây ra bịnh ung thư như thế nào.

Song, thống kê cho thấy nếu phụ nữ Tây Phương mà di cư đến hai thành phố nhiễm nhiều phóng xạ nguyên tử ở Nhật Bản nói trên thì sát suất bị bịnh ung thư nhũ hoa lại càng cao hơn dân chúng dịa phương đến một nữa. 

Thật rõ ràng, không phải chỉ có môi trường chung quanh ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra bịnh ung thư các loại, mà chính yếu là nếp sống cá nhân và thói quen ăn uống. Tôi cũng còn khám phá biết thêm sự cách biệt quá xa về tỷ số mắc bịnh ung thư nhũ hoa giữa dân chúng Tây Phương và Đông Phương không phải do nguyên nhân của sự di truyền huyết thống. Các chuyên gia nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho thấy dân Trung Hoa và Nhật Bản di cư sang các nước Tây Phương, chỉ một hoặc hai thế hệ sau là sẽ có tỷ số mắc bịnh ung thư ngang hàng với dân chúng bản địa. 

Sự kiện này cũng đã xảy ra tại Hồng Kông là người Trung Hoa nào bắt chước theo nếp sống y hệt như người Tây Phương thì cũng sẽ có nguy cơ bị các chứng bịnh nguy hiểm tương tợ. Vì vậy người Tàu có một câu ngạn ngữ dí dõm gọi bịnh ung thư nhũ hoa là "chứng bịnh của những phụ nữ giàu có". Lý do vì ở Trung Quốc chỉ có những người giàu có mới bắt chước theo lối ăn uống của người Tây Phương mà thôi. Phần đông người Trung Hoa gọi các thức ăn có nhiều chất béo động vật như sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, phó mát, sô cô la vân vân là "đồ ăn Hồng Kông". Vì đó là các thức ăn uống du nhập từ Anh quốc vào lãnh địa này từ thuở xa xưa mà trong quá khứ rất hiếm và quý tại lục địa Trung Quốc. 

Do những dẫn chứng trên đây, tôi nghĩ và cũng để ý thấy bịnh ung thư nhũ hoa xảy ra cho chính cá nhân tôi cũng thường thấy xảy ra trong giới phụ nữ trung lưu và giàu có tại các xứ Tây Phương. Qua nghiên cứu, tôi cũng đã biết được đa số những người đàn ông bị bịnh ung thư tuyến tiền liệt cũng ở trong trường hợp tương tợ như vậy. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), tỷ số những người đàn ông tại Trung Quốc mắc bịnh ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể. Trung bình trong một triệu người chỉ có 5 người mắc phải bịnh này mà thôi. Tại các nước Tây Phương, tỷ số này cao gấp 70 lần nhiều hơn ở Trung Quốc và cũng phần đông xảy ra trong giới đàn ông trung lưu và giàu có. Tôi cũng nhớ tôi đã từng hỏi chồng tôi, một khoa học gia đã trở về từ Trung Quốc, rằng tại sao người Trung Hoa sinh sống như thế nào mà phụ nữ ít bị bịnh ung thư nhũ hoa vậy? 

Chúng tôi đã lợi dụng cơ hội này để tra cứu các thống kê cập nhật của các khoa học gia và cuối cùng đã tìm ra được giải đáp là người Tây Phương đã ăn rất nhiều chất béo. Các nghiên cứu cho thấy trong thập niên 1980, trung bình người Trung Hoa tiêu thụ 14 phần trăm calories lấy từ chất béo, so với 36% của người Tây Phương. Tuy nhiên trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi cũng đã ăn rất ít chất béo nhưng nhiều chất xơ. Vả lại tôi được biết đối với cơ thể của người lớn, hấp thụ nhiều chất béo chưa hẳn đã gia tăng nguy cơ bị bịnh ung thư nhũ hoa của phụ nữ, dựa theo các báo cáo trong quá trình nghiên cứu 12 năm qua. 

Một hôm khi cùng làm việc với chồng tôi, tôi sực nhớ không biết một trong hai chúng tôi trước đây ai đã có lần bảo là người Trung Hoa không có dùng sữa và các sản phẩm của sữa. Thật là khó giải thích vì đây không phải là một sự kiện được nghiên cứu bằng khoa học. Tuy nhiên trên thực tế người Trung Hoa ít uống sữa và cơ thể của họ cũng khó chấp nhận tiêu hóa sữa. Tôi nhớ có một thời gian đã cùng làm việc nghiên cứu với một khoa học gia là người Trung Quốc. Vị này bảo rằng sữa chỉ dành cho trẻ con dùng, cho nên cô rất nhã nhặn từ chối các bữa ăn trưa nào có thực phẩm bơ sữa do tôi mời mọc. Theo thói quen của người Trung Hoa, trẻ con cũng không được nuôi lớn bằng sữa bò mà chỉ cho bú bằng sữa mẹ. Nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không cho con bú được, có thể thuê mướn một bà vú để phụ trách công việc này. 

Theo truyền thống văn hóa, người Trung Hoa có thành kiến xem việc người Tây Phương tiêu thụ sữa và các phó sản của sữa rất kỳ lạ. Tôi còn nhớ trong một buổi khoản đãi phái đoàn khoa học gia Trung Quốc sau thời điểm cuộc Cách mạng Văn Hóa không lâu vào thập niên 1980. Theo sắp xếp của phòng ngoại vụ, sau bữa ăn, chúng tôi đã mời họ dùng tráng miệng bằng kem . Họ hỏi thức ăn này được chế biến bằng gì và cuối cùng đã lịch sự từ chối vì nó được làm bằng sữa. Trong khi chúng tôi rất thích món khoái khẩu này.

Sữa (thông thường là sữa bò), theo tôi nghiên cứu là loại thực phẩm có nguyên nhân gây ra các loại dị ứng nhiều nhất. Hơn 70 phần trăm dân số trên thế giới không tiêu thụ được sữa vì tạng phủ của họ không tiêu hóa được đường lactose. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là trạng thái bình thường của những người lớn chớ không phải là sự yếu kém nào đó của cơ thể. Phải chăng loài người đã dùng sai loại thực phẩm không phù hợp với bản chất thiên nhiên. 

Trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi đã dùng rất nhiều sữa ít chất béo (skim milk), phó mát và sữa chua (yogurt). Tôi đã coi những thứ đó như là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào. Tôi cũng đã ăn thịt bò nạc để bồi dưỡng. Sau khi bịnh tái phát lần thứ năm và trong thời kỳ điều trị bằng chemotherapy, tôi lại ăn sữa chua được biến chế bằng nguyên liệu hữu cơ để giúp cho bộ máy tiêu hóa được khỏe mạnh bằng cách tăng thêm những vi khuẩn hữu ích cần thiết. 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu hồi năm 1989, Bác sĩ Daniel Cramer thuộc trường Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã theo dõi và ghi chú hồ sơ của rất nhiều phụ nữ liên hệ đầy đủ từ chi tiết ăn uống của họ. Kết quả cho thấy sữa chua cũng có ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra các chứng bịnh ung thư noãn sào của nữ giới. Sau đó, chồng tôi và tôi, đã dựa theo thói quen ăn uống của người Trung Hoa, đã từ bỏ sữa bò và tất cả những sản phẩm nào có liên quan đến sữa, kể cả bánh ngọt và súp có thành phần chế biến bằng sữa ở trong đó. Mỗi lần đến siêu thị mua đồ ăn, tôi là người đọc rất cẩn thận công thức. Sau khi bịnh tái phát lần này, tôi cương quyết theo dõi kết quả một cách chặt chẽ. 

Các bác sĩ và y tá khuyên tôi nên ăn uống bình thường gồm thịt, cá, trứng và sữa trở lại như xưa để bồi bổ. Nhưng tôi khước từ và tự mình chủ động theo dõi kết quả của sự chữa trị có hữu hiệu hay không? Thế rồi sau một loạt trị liệu bằng chemotherapy lần nữa, tôi hoàn toàn chả thấy có tiến bộ gì. Cục bướu vẫn còn y nguyên hình dáng và kích thước như cũ. Sau khi tôi từ bỏ sữa và các loại sản phẩm có sữa độ vài hôm thì cục u bắt đầu teo dần. Một tuần lễ sau, cục bướu ở cổ bắt đầu ngứa, sau đó nó mềm dần và thu nhỏ hình dạng lại. Trên đồ thị theo dõi, lằn ghi chú có chiều hướng đi xuống và cuối cùng nó xuống sát lằn ngang ở phía dưới (tức 0 độ). 

Một buổi chiều thứ Bảy, sáu tuần lễ sau khi tôi bỏ luôn tất cả thành phần của sữa trong thực đơn của tôi nghĩa là không còn dính dáng gì tới thức ăn có nguồn gốc động vật, tôi ngồi thiền một tiếng đồng hồ và sau đó kiểm tra lại cục bướu thì nó đã hoàn toàn biến mất. Tôi là người đã tự theo dõi sự diễn tiến bịnh trạng của mình từ đầu tới cuối. Giờ phút này không có sự vui mừng nào bằng. Tôi vội xuống lầu và nhờ chồng tôi kiểm tra cẩn thận lần nữa. Kết quả anh cũng chẳng tìm thấy gì. 

Thứ Năm tuần lễ sau đó, tôi trở lại phòng mạch của vị bác sĩ chuyên khoa để tái khám. Ông đã vô cùng sửng sốt và vui mừng bảo rằng: "Tôi không còn tìm thấy dấu vết nào của bịnh ung thư trong cơ thể của bà nữa cả !"


TRẦN ANH KIỆT Sưu tầm
www.QuanTheAmBoTat.com

Phép dưỡng sinh trường thọ



Con người không ai có thể thoát khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hoá, cũng không có phép thuật hay phương thuốc bí truyền huyền diệu nào có thể giúp cho con người “trường sinh bất tử”, nhưng bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng cải tạo tự nhiên tuyệt vời của mình, con người hoàn toàn có thể đạt được mục đích sống khoẻ hơn và sống lâu hơn so với những gì mình đã có. Bí quyết để đạt được điều này không có gì khác hơn là phải thấm nhuần sâu sắc và thực hành thuần thục phương pháp dưỡng sinh trường thọ mà Đại danh y Tuệ Tĩnh đã khuyên:

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lý luận vững chắc của triết học cổ đại phương Đông, lại được thực tiễn khắt khe kiểm nghiệm, ngày nay phép dưỡng sinh trường thọ đã thực sự trở thành một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về lý luận và phương pháp dự phòng bệnh tật, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

Nội dung của dưỡng sinh trường thọ như thế nào?

Phương pháp dưỡng sinh trường thọ có nhiều loại khác nhau: Nếu căn cứ vào hình thức có thể phân thành 3 loại : dưỡng sinh sinh hoạt bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục ; dưỡng sinh tự nhiên bao gồm phương pháp dưỡng sinh bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh; dưỡng sinh kỹ thuật bao gồm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công, thực dưỡng và dược dưỡng. Nếu căn cứ vào mục đích có thể phân thành hai loại: dưỡng sinh thông thường và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh trường thọ cũng gồm ba vấn đề: kiện thân, dưỡng tâm và mỹ dung.

Kiện thân

Còn gọi là dưỡng thân, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết làm cho bên ngoài da dẻ sáng láng, cơ nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi ; bên trong tạng phủ khoẻ mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc. Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực hành là : ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và vận động tập luyện đúng cách. Ăn uống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, cân bằng, điều độ và vệ sinh. Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình hình sức khoẻ bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi. Cơ thể con người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì mới mong có được sức khoẻ và trường thọ. Tuy nhiên, tập luyện có nhiều cách, cách nào cũng có sở trường sở đoản, cho nên phải biết lựa chọn một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt được hiệu quả theo ý nguyện.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/03/IMG2682.JPG

Dưỡng tâm

Còn gọi là dưỡng thần, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hoà đời sống tinh thần, tình cảm cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”.

Mỹ dung

Có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp, nhưng ở đây phải hiểu mỹ dung không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài, cả thể xác và tâm hồn. Trong mỹ dung dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ triệt để nguyên tắc “hình thần kiêm cố, nội ngoại đồng trị”. Sở dĩ cần làm như vậy là vì: muốn đạt được mục đích làm đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt không thôi thì chưa đủ, mà phải làm cho công năng tạng phủ điều hoà, kinh mạch vận hành thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.

Dưỡng sinh trường thọ phương Đông

Để đạt được hiệu quả cao nhất cần đảm bảo tuân thủ triệt để 4 nguyên tắc cơ bản sau đây :

Thuận ứng với hoàn cảnh là cơ sở: mục đích của phép dưỡng sinh trường thọ là làm cho con người càng ngày càng thích ứng với mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng thông qua sự thích ứng này mà đạt được mục đích của phép dưỡng sinh. Với môi trường tự nhiên, cổ nhân khuyên phải “thuận thiên thời”, tức là phải thích ứng với tự nhiên và phải lợi dụng tự nhiên nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Sách Hoàng Đế nội kinh viết : “Hạ tam nguyệt…dạ ngọa tảo khởi, vô yếm ư nhật”, nghĩa là: mùa hạ hằng ngày nên dậy sớm để thuận ứng với sự hưng thịnh của dương khí, đi ngủ muộn một chút để thuận với âm khí suy vi, không nên khó chịu, ghét bỏ cái việc ngày dài trời nóng. Có thể nói, quan điểm dưỡng sinh thoát ly tự nhiên, trốn tránh xã hội là hoàn toàn xa lạ với y học cổ truyền phương Đông và chắc chắn không thể đạt được mục đích kiện thân, khứ bệnh và trường thọ.

Vận động hợp lý là then chốt: phương pháp dưỡng sinh trường thọ luôn đặt con người và sự vật trong thế động và cũng lấy đó để đạt được mục đích đem lại sự khoẻ mạnh về tâm hồn và thể xác cho con người. Y thư cổ viết : “hình bất động tắc tinh bất lưu, tinh bất lưu tắc khí uất” (cơ thể không vận động thì tinh không lưu thông được, tinh không lưu thông thì khí bị uất lại). Bởi vậy, cổ nhân khuyên nên “tập hít thở, thở ra khí cũ, hít vào khí mới, như con gấu vươn thân, con chim vỗ cánh là để sống lâu vậy” hay “hết thảy những ngày khí hậu bình thường, đều tuỳ trời nóng lạnh mà ra khỏi nhà đi bộ ba dặm, hai dặm, 300 bước, 200 bước đều tốt” (theo sách Bảo sinh danh) hay “theo đạo dưỡng sinh, không nên đi nằm sau khi ăn hoặc không ngồi suốt ngày, vì như thế làm khí huyết ngưng kết, lâu dần ắt tổn thọ” (theo sách Thọ thế bảo nguyên). Có thể nói, xa rời và thủ tiêu nguyên tắc vận động hợp lý thì cái gọi là “dưỡng sinh” sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Cân bằng và toàn diện là yêu cầu: cân bằng là cơ sở của sức khoẻ, dưỡng sinh cũng lấy cân bằng làm mục tiêu để vươn tới. Bất luận phương pháp dưỡng sinh nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng và toàn diện cho cơ thể. Ăn uống không nên thiên lệch, lao động không được quá sức, suy nghĩ chớ có cực đoan, tình dục cũng đừng thái quá… Cần vận dụng tổng hợp các biện pháp thì mới mong đạt được hiệu quả cao nhất của phép dưỡng sinh trường thọ. Ví như, cổ nhân khuyên “ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ tinh ích khí” ý muốn nói nên ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau cỏ ; hay phải luôn luôn chú ý giữ cân bằng âm dương trong đời sống tinh thần vì “nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế, khủng thương thận” (giận quá hại can, mừng quá hại tâm, suy nghĩ quá hại tỳ, ưu phiền quá hại phế, sợ hãi quá hại thận)

Chế nghi vận dụng là thường quy: theo y học cổ truyền, mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy mỗi cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc cơ thể, tuổi tác, giới tính, điều kiện sống và làm việc, tình trạng bệnh tật…, hơn nữa lại được đặt trong một không gian và thời gian cũng không giống nhau. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh cũng phải tuân thủ nguyên tắc “nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi, nhân địa chế nghi”, nghĩa là phải tùy người, tùy thời, tùy nơi mà vận dụng cho phù hợp mới mong đạt được hiệu quả mĩ mãn.

ThS. Hoàng Khánh Toàn
suckhoedoisong.vn

BACSI.com




THUỐC DÂN TỘC CANH DƯỠNG SINH
Canh dưỡng sinh trị bịnh ung thư, viêm gan, tiểu đường, huyết áp cao, phong thấp.
Xin phổ biến rộng rải cho quần chúng tại Việt Nam muốn trị những bịnh nan y hết thuốc chửaPhát minh mới nhất của người Nhật về bí quyết phòng ngừa và tự chửa bệnh nan y. Hiệu nghiệm thần kỳ (Ông Độ Biên Mỹ Tri Hùng cựu phó thủ tướng Nhật Bản đã chửa lành bệnh nan y bằng Canh Dưỡng Sinh, một bịnh nhân ung thư thời kỳ cuối đã bình phục sau ba tháng chửa trị bằng Canh Dưỡng Sinh)
Phương pháp nấu canh dưỡng sinh:
Vật lịệu gồm có:
1/ Củ cải trắng cở trung bình (1/4 củ)
2/ Lá củ cải trắng ¼ chùm lá ( bổ dọc xuống để có lá có cọng)
3/ ½ Củ cà rốt cở trung bình
4/ Một cái nấm đông cô Nhật bản ( thứ có lằn nứt nẻ màu trắng đừng lộn với thứ trơn của Trung Quốc)
5/ Củ ngưư báng ( Burdock hoặc Nịu báng (tiếng Tàu)) ¼ củ.
Nếu dùng loại khô thì 30 gram.
Phương pháp nấu:
Đồ nấu phải sử dụng bằng thủy tinh có nắp đậy, loại chịu được lửa nóng.
Đừng gọt sạch vỏ và không nên xắt qúa nhỏ
Phải đổ thêm nước gấp 3 lần phần vật liệu hợp lại
Sau khi sôi phải vặn lửa thật nhỏ để nấu tiếp trong 1 giờ mà không cạn nước.
Dùng canh dưỡng sinh này thay thế nước trà để uống, mổi ngày 600ml

Bài thuốc gia truyền phòng chống đột quỵ tai biến



­­­­­­­
Chỉ làm một lần trong đời


1-Nguyên liệu:

     Hạnh nhân            10g Mua ở hiệu thuốc bắc đã tán sẵn rồi
          Chi tử                   10g Mua ở hiệu thuốc bắc đã tán sẵn rồi
          Đào nhân              10g Mua ở hiệu thuốc bắc đã tán sẵn rồi.



2- Nguyên liệu phụ kèm:
         Gạo nếp                        10     Hạt
         Hạt tiêu sọ trắng           10     Hạt
         Lòng trắng trứng gà      01     Quả



3- Cách làm:
          -Tán thật nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng mười hạt tiêu sọ.
          - Trộn thật đều nguyên liệu thuốc bắc với nguyên liệu phụ kèm cùng lòng trắng trứng gà. Lấy một miếng ni long bằng gan bàn chân cho tất cả hỗn hợp trên miếng ni lông sau đó đắp vào gan lòng bàn chân. Lấy vải băng y tế cuốn thật chặt không để thuốc chảy ra.
          - Đắp thuốc từ tối để đến sang hôm sau tháo ra.

          Lưu ý: Nữ đắp bàn chân phải.
                     Nam đắp bàn chân trái


4- Kết quả:
          Khi tháo ra thấy bàn chân có màu xanh mực cửu long là kết quả tốt. Càng xanh đậm càng tốt. Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần đi.


Lưu ý: Chỉ cần làm một lần trong đời sẽ phòng chống được tai biến đột quỵ do bệnh huyết áp cao.
Những người đã bị tai biến một lần rồi làm không có tác dụng.

          Hãy lưu giữ bài thuốc này để sử dụng cho gia đình và giúp mọi người.



Ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành





Rễ cây chè: Rễ cây chè hãm với nước sôi, uống. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng rối loạn nhịp đập của tim. Uống liên tục cho đến khi hoạt động tim trở lại bình thường.
Nước sâm cam thảo: Dùng 30g sâm, 10g cam thảo sao vàng hãm với nước sôi uống thay nước chè. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng rối loạn nhịp đập của tim.
Nước sắn dây: Dùng 30g củ sắn dây sắc lấy nước. Điều trị bệnh về động mạch vành tim, chữa trị bệnh huyết áp cao, điếc tai đột ngột.
Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo ngày ăn 1-2 bát, dùng cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt ngăn nhiều.
Đan sâm: Đan sâm 20g sắc lấy nước uống, chữa trị bệnh động mạch vành, chữa trị tắc mạch máu não.
Xuyên khung: Xuyên khung 10g, sắc lấy nước uống thường xuyên. Có tác dụng chữa trị động mạch vành, cao huyết áp, tắc mạch máu não.
Cháo bột ngô gạo tẻ:
Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi thành cháo. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.

Dùng 30g nhân trần, sắc lấy nước uống có tác dụng chữa trị về động mạch vành tim, giảm mỡ trong máu.
Rượu hoa hồng: Hoa hồng ngâm rượu (tỷ lệ 30g hoa hồng ngâm trong 500ml rượu), điều trị bệnh động mạch vành tim, huyết áp cao, tắc mạch máu não có hiệu quả.
Hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, linh chi 15g, hổ trượng 30g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g hãm với nước sôi uống thay chè. Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh huyết áp cao, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tiêu phù nề…
Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn cao lương mĩ vị và kèm có huyết áp cao, gan dương quá mức bình thường.
Uống lá cây ngân hạnh: Dùng 30g lá ngân hạnh, sắc lấy nước uống, điều trị bệnh động mạch vành tim có hiệu quả, giảm mỡ trong máu.
Mộc nhĩ đen nấu với đậu phụ, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lâu dài sẽ có hiệu quả chữa xơ vữa động mạch.
Nước rau cần: Dùng 250g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút, vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 cốc nước rau cần, mỗi ngày 2 lần, có tác dụng hạ huyết áp, an thần.
Rong biển 20g, thảo quyết minh 15g, sắc lấy nước uống hàng ngày, có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ máu.
(Theo BS. Thu Hương/skds)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011


Mời chư vị gắng đọc những dòng sau đây để cứu người làm phúc:
Cấp cứu  bệnh tai biến mạch máu não:
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người
Trần Trọng Toàn sưu tầm

Khi bệnh nhân nằm đó, hãy thử xem người này có đúng là bị đột quỵ (tai biến mạch máu não, xuất huyết não) hay không, bằng ba cách :
-         Bảo người đó cười.
-         Bảo người đó nói, hoặc nói theo một câu ngắn
-         Bảo người đó giơ tay lên.
Nếu người bệnh không làm được 3 điều đó, thì đúng là bị bệnh đột quỵ. 

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên y tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tim thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng và hữu hiêu. Chúng ta chỉ cần vài phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít. Ðiều quan trọng nhất làÐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâuVì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu.”

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa(bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay. 

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly(milimetre). 

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt. 

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. 

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ. 

7- Chích vào dái tai (ear lobe) hai mũi kim mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện. 

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bi vỡ ra. 

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Ðó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%. 

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN TBMMN

1- Nguyên nhân:

- Những người bị cao huyết áp.
- Xơ vữa động mạch: Thường ở những người béo mập, những người nghiện bia, rượu, hút thuốc lá...
- Những người bị các bệnh về tim, mạch (hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, động mạch phổi...)

2- Điều kiện (còn gọi là nguyên nhân tức thời để TBMMN dễ xảy ra)

- Tình trạng thần kinh căng thẳng (tức giận, lo âu, buồn vui quá độ...)
- Say bia, say rượu, say thuốc lá.
- Nhiễm lạnh đột ngột (khi tắm, bị gió lùa).

NHỮNG DẦU HIỆU BÁO TRƯỚC KHI BỊ TBMMN

- Nhức đầu: Đây là dấu hiệu thường có nhất, hay xuất hiện về đêm, nhức nửa đầu (thường ở bên sẽ bị tổn thương). Cơn nhức đầu có thể thoáng qua hoặc kéo dài.
- Chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhiều khi bị xung huyết ở vùng mặt (bầm tím).
- Rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng, không hiểu lời.
- Tê bì hoặc dị cảm nửa người (bên sẽ bị liệt).
- Thoáng mất ý thức, thoáng quên, thoáng điếc, thoáng ngất.

Tất cả những dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua rồi mất cho nên người bệnh không lưu ý. Nhưng có khi ngay sau đó người bệnh rơi vào tình trạng TBMMN (hôn mê).

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA TBMMN

1- Nếu nặng: 
Tự nhiên bệnh nhân bị sây sẩm mặt mày rồi ngã vật ra, mê man bất tỉnh, thở khò khè. Liệt nửa người, ỉa đái dầm dề. Những trường hợp này rất nặng, dễ dẫn đến tử vong sau ít giờ.

2- Nếu nhẹ: 
Bệnh nhân cảm thấy nói khó, tê bì nửa người, tay chân khó vận động và dần dần không thể chủ động được nữa, tình trạng tinh thần vẫn còn tỉnh táo. Bệnh có thể dừng ở đây rồi phục hồi dần dần. Song nhiều khi trở thành nặng như trên.

Kính mong quý vị hoan h ph biến  rng rãi đ làm phước !!!


Theo kinh nghiệm, khi thấy người bị tai biến mạch máu não, cần nghiền với nước cho uống ngay viên thuốc An Cung Ngưu hoàng hoàn trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên, càng sớm càng tốt. Nếu không thể cho uống được, do miệng bị cứng lại, thì dùng ống xông đưa thẳng vào dạ dày.

Sau 01 ngày, đúng giờ ấy lại cho uống tiếp một viên nữa và ngày tiếp theo cũng vậy. Tất cả là 03 viên, và chỉ 03 viên mà thôi.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Ngô Thị Bích Loan-Anh là mặt trời ở giữa tim Em.


Anh là mặt trời ở giữa tim Em.






Chỉ có Anh mới mang đến đực cho Em
Một tình yêu chân thành sâu sắc
Như trang sách trang đời mở rộng
Em đón nhận bằng tất cả trái tim

Như ánh nắng mùa xuân
Anh đến với Em nhẹ nhàng tha thiết
Thức dậy trong Em bao điều mới lạ
Xua mọi nỗi buồn ra khỏi lòng Em

Anh là Cửa Lục màu xanh yêu thương
Là ngôi sao, tình yêu nỗi nhớ
Ở bên anh Em thấy ngọt ngào chan chứa
Và đau buồn khi phải xa Anh

Chúng mình xa nhau những buổi chiều riêng tư không có
Em thường sống bằng những kỷ niệm về anh,
Những kỷ niệm của yêu thương hờn giận
Đã xa rồi tất cả yêu thương hơn

Em gắn tên anh với những gì đẹp nhất
Với những gì gắn bó của riêng Em
Tình yêu Anh như nước nguồn chảy mãi
Anh là mặt trời ở giữa tim Em.